Kế toán viên là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, các khoản nợ phải trả và phải thu hồi. Yêu cầu người thực hiện cần nắm rõ nghiệp vụ và những quy định để quản lý công nợ hiệu quả. Phần mềm kế toán doanh nghiệp sẽ là công cụ đắc lực để hỗ trợ kế toán viên hoàn thành nghiệp vụ.

Tuy nhiên, yêu cầu kế toán viên cần nắm rõ về quản lý công nợ như thế nào hiệu quả, chính xác. Chia sẻ dưới đây về quản lý công nợ sẽ là thông tin hữu ích cho kế toán doanh nghiệp đang loay hoay tìm câu trả lời.

Hiểu về quản lý công nợ? Phân loại công nợ

Công nợ là khoản tiền chưa được phát sinh từ khoản mua, bán giao dịch với khách hàng, đơn vị phân phối, đối tác… Kế toán công nợ sẽ là người theo dõi, giám sát vấn đề liên quan đến công nợ của doanh nghiệp.

Công nợ doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

  • Công nợ phải thu: Công nợ liên quan đến khách hàng. Doanh nghiệp đã bán hàng hóa, sản phẩm nhưng chưa được thanh toán và có thời gian hạn định thanh toán theo hợp đồng.
  • Công nợ phải trả: Liên quan đến nhà phân phối, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc sản xuất… Doanh nghiệp mua vào nhưng chưa thanh toán.
  • Các khoản thu hộ, ký cược, ký quỹ: liên quan đến bồi thường vật chất, bảo dưỡng và chi trả bảo hành liên quan đến vật tư, hàng hóa… 
  • Các khoản tạm ứng: Khoản giao cho người nhận để thực hiện công việc, đã được cấp trên phê duyệt.

Yêu cầu kế toán viên cần xác định được loại công nợ, phân loại và quản lý đúng hạng mục. Theo dõi và quản lý bằng phần mềm kế toán hoặc công cụ excel. Đồng thời, thực hiện đôn thúc, thu hồi hoặc trả các khoản công nợ cần trả.

Quy định về kế toán công nợ cần biết

Kế toán công nợ quan trọng, nhằm đảm bảo cân bằng các khoản thu chi, không để công nợ vượt quá quy định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Kế toán công nợ cần lưu ý những điểm sau:

  • Kế toán cần hạch toán kế toán công nợ vào tài khoản 331: khoản công nợ phải trả cho người bán đảm bảo đúng quy định nhập thông tin theo dõi bên Nợ và bên có.
  • Kế toán cần theo dõi tình hình công nợ, thời gian và lịch trình thanh toán công nợ. Yêu cầu bộ phận liên quan thu hồi công nợ đối với khách hàng. Phân tích và cập nhật tài chính của từng khách hàng để có chiến lược thu hồi công nợ hiệu quả.
  • Kế toán quyết toán công nợ, ghi chép chốt sổ các công nợ đã hoàn thành. Cập nhật thông tin liên tục vào báo cáo tài chính, để đưa ra báo cáo tài chính doanh thu, lỗ lãi cho doanh nghiệp.

Quản lý công nợ là nhiệm vụ quan trọng mà kế toán viên cần thực hiện, theo dõi và giám sát quá trình thanh toán tài chính liên quan. Yêu cầu kế toán viên cần phân loại, tổng hợp, theo dõi thời gian cũng như phân tích vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán chuyên biệt tại https://sme.misa.vn/116815/phan-mem-ke-toan-doanh-nghiep-nho/ sẽ hỗ trợ kế toán viên quản lý, theo dõi công nợ hiệu quả, chính xác và thu hồi đúng hẹn.